Cập nhật mới nhất về 2 nhóm xét nghiệm bác sĩ sản phụ khoa thường xuyên sử dụng | Medlatec

Cập nhật mới nhất về 2 nhóm xét nghiệm bác sĩ sản phụ khoa thường xuyên sử dụng

Ngày 16/10/2022 Ban Biên tập

2 nhóm xét nghiệm bác sĩ sản phụ khoa thường xuyên sử dụng gồm xét nghiệm sàng lọc trước sinh, xét nghiệm sàng lọc ung thư phụ khoa. Chi tiết về các nhóm xét nghiệm này được BSCKII Nguyễn Thị Thu Nghĩa - Trưởng khoa Sản 3 - Bệnh viện Sản Nhi Phú Thọ cập nhật tại Hội nghị tập huấn Cập nhật xét nghiệm và kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh 4.0 trong chẩn đoán và điều trị ngày 15/10 tại Phú Thọ.


11/11/2021 | Tư vấn di truyền và sàng lọc trước sinh và những điều sản phụ khoa cần biết?
15/02/2020 | Siêu âm sản phụ khoa nhằm mục đích gì?
08/12/2018 | Khám, Điều trị bệnh sản phụ khoa bởi PGS.TS Cung Thị Thu Thủy với 35 năm kinh nghiệm
19/02/2016 | Ý nghĩa của chụp Xquang tử cung vòi trứng trong Sản phụ khoa

Khẳng định vai trò của xét nghiệm trong chuyên khoa Sản phụ khoa, BSCKII Nguyễn Thị Thu Nghĩa mở đầu bài báo cáo tại Hội nghị tập huấn cho biết, xét nghiệm là y học chứng cứ được ứng dụng trở thành một phần quan trọng không thể thiếu trong chăm sóc sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản ở nữ giới nói riêng. Cụ thể trong sản khoa, xét nghiệm giúp sàng lọc, chẩn đoán trước sinh, sàng lọc sơ sinh sớm nhất có thể. Trong phụ khoa, xét nghiệm có vai trò chẩn đoán phát hiện sớm các bệnh ung thư phụ khoa, sàng lọc gen di truyền ung thư.  

BSCKII Nguyễn Thị Thu Nghĩa - Trưởng khoa Sản 3 - Bệnh viện Sản Nhi Phú Thọ báo cáo tại Hội nghị tập huấn Cập nhật xét nghiệm và kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh 4.0 trong chẩn đoán và điều trị

BSCKII Nguyễn Thị Thu Nghĩa - Trưởng khoa Sản 3 - Bệnh viện Sản Nhi Phú Thọ báo cáo tại Hội nghị tập huấn Cập nhật xét nghiệm và kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh 4.0 trong chẩn đoán và điều trị

Sàng lọc chẩn đoán trước sinh - xét nghiệm nên làm cho bất cứ mẹ bầu nào 

Trước đây, trong sản khoa, các xét nghiệm sàng lọc trước sinh chưa được chú trọng và để ý nhiều, phần lớn mẹ bầu chủ quan và không nhận biết được tầm quan trọng của các xét nghiệm này. Tuy nhiên, hiện nay, để thay đổi tư duy và nâng cao sự hiểu biết của người dân, tại các cơ sở khám chữa bệnh, bác sĩ chuyên khoa đã tích cực tư vấn và chỉ định các xét nghiệm sàng lọc trước sinh cần thiết cho mẹ bầu. Đồng thời tăng cường các phương thức truyền thông trên nhiều kênh khác nhau để người dân được tiếp cận, hiểu rõ, thực hiện các xét nghiệm quan trọng này trước và trong những tháng đầu thai kỳ.   

Tùy vào tình hình sức khỏe của nữ giới trong đội tuổi sinh sản, cùng với chồng cần đi khám đê thực hiện các xét nghiệm sàng lọc bệnh theo chỉ định của bác sĩ sản khoa.

BSCKII Nghĩa chia sẻ, xét nghiệm sàng lọc trước sinh được sử dụng nhiều trong chỉ định hành nghề thực tế tại các cơ sở bệnh viện trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nói riêng và nước ta nói chung, gồm xét nghiệm sàng lọc bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia), sàng lọc các bất thường bẩm sinh cho thai nhi.  

Theo thông tin bài báo cáo tại Hội nghị tập huấn, bệnh tan máu bẩm sinh nên được thực hiện sàng lọc với bất cứ cặp đôi nào trước khi có kế hoạch mang thai. Xét nghiệm Thalassemia là xét nghiệm sàng lọc trước mang thai có ý nghĩa quan trọng giúp giảm thiểu tối đa khả năng con sinh ra có gen bệnh như bố hoặc mẹ. 

Trong thai kỳ, để sàng lọc các bất thường bẩm sinh cho thai nhi, mẹ bầu được tư vấn chỉ định dựa trên tuổi mẹ là yếu tố đầu tiên. Tuổi mẹ càng cao tỷ lệ thuận với độ cần thiết và tầm quan trọng của các cận lâm sàng chẩn đoán, sàng lọc trước sinh. Trong đó phải nói đến đầu tiên là xét nghiệm máu định lượng một số sản phẩm của thai trong huyết thanh máu của mẹ bầu. Xét nghiệm sàng lọc trước sinh thường xuyên được sử dụng trong chỉ định tại các cơ sở y tế là Double test, Triple test, NIPT.   
Bác sĩ Nghĩa chia sẻ các bác sĩ khi ứng dụng xét nghiệm NIPT vào chỉ định cho mẹ bầu cần khách quan trong tư vấn kết quả

Bác sĩ Nghĩa chia sẻ các bác sĩ khi ứng dụng xét nghiệm NIPT vào chỉ định cho mẹ bầu cần khách quan trong tư vấn kết quả

Phần lớn hiện nay xét nghiệm Double và Triple test vẫn được các mẹ bầu “ưa chuộng” thực hiện khi đi khám thai ở giai đoạn đầu thai kỳ, bởi chi phí phù hợp với hầu hết người dân. Tuy nhiên, với sự tiến bộ của khoa học y học những năm gần đây, xét nghiệm NIPT được biết đến là giải pháp sớm nhất cho mẹ bầu, cũng như nâng cao độ chính xác trong sàng lọc lên đến 99%.  

Thay vì đợi đến 11 hay 12 tuần thai, mẹ bầu mới có thể sàng lọc các dị tật thai nhi bằng xét nghiệm Double test và Triple test cùng với siêu âm đo độ mờ da gáy, giờ đây từ tuần 9, mẹ đã có thể biết con có nguy cơ mắc dị tật thai nhi hay không với chính xác vượt trội bằng cách làm xét nghiệm NIPT. 

Trong bài báo cáo tại Hội nghị tập huấn của mình, Bác sĩ Nghĩa chia sẻ “Là một bác sĩ sản khoa, trên thực tế hành nghề, tôi khuyến nghị các bác sĩ khi ứng dụng xét nghiệm NIPT vào chỉ định cho mẹ bầu cần khách quan trong tư vấn kết quả để mẹ bầu có sự hiểu biết chính xác nhất về tình trạng sức khỏe, các yếu tố sàng lọc. Qua đó, bác sĩ cần khuyến cáo, mẹ bầu tiếp tục theo dõi thai kỳ và chủ động thực hiện theo chỉ định sàng lọc trước sinh của bác sĩ tại các cơ sở y tế”. 

Bên cạnh các xét nghiệm sàng lọc trước sinh, Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Thu Nghĩa cho biết sàng lọc tiền sản giật cũng cần được các bác sĩ chú ý, sản phụ quan tâm. Bởi tiền sản giật chiếm đến 3.5% tổng các hội chứng sản khoa và đứng thứ 2 trong các nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở thai phụ.   

Ung thư phụ khoa - bệnh không thể chủ quan, hoàn toàn có thể tầm soát sớm 

Bệnh ung thư phụ khoa ở nữ giới gồm ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư tử cung, ung thư buồng trứng. Xét nghiệm là công cụ cực hữu ích trong sàng lọc sớm nhất các bệnh ung thư phụ khoa. Một số xét nghiệm tumor marker được bác sĩ chuyên khoa sản chỉ định thường xuyên trong bước đầu sàng lọc như CA 12-5, HE4, chỉ số ROMA có độ đặc hiệu cao trong tầm soát nguy cơ ung thư buồng trứng; hay CA 15-3 trong sàng lọc ung thư vú; SCC trong ung thư tế bào vảy, ung thư cổ tử cung. Các xét nghiệm này cũng đồng hành với người bệnh ung thư có hiệu quả theo dõi, đánh giá mức độ đáp ứng điều trị của người bệnh.  

Cùng với xét nghiệm tumor marker sàng lọc đầu tay, Chuyên gia nhấn mạnh chi tiết phác đồ của các phương pháp xét nghiệm sàng lọc chuyên sâu ung thư phụ khoa phổ biến và mang lại độ nhạy cao hơn như:  

·                Xét nghiệm tế bào tử cung; 

·                Xét nghiệm HPV định type; 

·                Xét nghiệm gen di truyền ung thư; 

·                Xét nghiệm hóa mô miễn dịch, giải phẫu bệnh chẩn đoán ung thư, giai đoạn ung thư. 

Trong nội dung báo cáo Hội nghị tập huấn, chuyên gia nêu cụ thể chiến lược các bước tầm soát ung thư cổ tử cung – căn bệnh ung thư nguy hiểm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Trong đó xét nghiệm Pap'smear là phương pháp đầu tay được sử dụng cho nữ giới từ 25 tuổi trở lên. Bác sĩ khuyến nghị nếu kết quả xét nghiệm bình thường, nữ giới nên thực hiện sàng lọc Pap sau mỗi hai năm. Các xét nghiệm tiếp theo được chỉ định mang lại hiệu quả sàng lọc cao hơn được đề cập đến là xét nghiệp HPV, Co-testing.  

BSCKII Trần Thị Thu Nghĩa – Trưởng khoa Sản 3, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ trả lời các câu hỏi của khách mời tham dự Hội nghị tập huấn. 

BSCKII Trần Thị Thu Nghĩa – Trưởng khoa Sản 3, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ trả lời các câu hỏi của khách mời tham dự Hội nghị tập huấn. 

Gần đây khi y khoa phát triển, xét nghiệm gen được chú trọng và ứng nhiều hơn trong chỉ định sàng lọc sớm cho người dân. Xét nghiệm gen ung thư di truyền ước tính được nguy cơ mắc phải ung thư của một người liên quan đến gen di truyền trong gia đình. Cơ chế của xét nghiệm này là tiềm kiếm và phát hiện những bất thường cụ thể trong bộ gen, nhiễm sắc thể hoặc protein của người bệnh. Thực tế cho biết ung thư di truyền chiếm 10-15% ung thư nói chung và hầu hết các bệnh ung thư đều có đột biến gen di truyền. 

Đây cũng là nội dung thu hút sự hào hứng theo dõi của hơn 800 bác sĩ đồng nghiệp qua sự chia sẻ của BSCKII Nghĩa về các bệnh ung thư có đột biến di truyền nhưng qua gen di truyền giúp tầm soát sớm gen ung thư như ung thư buồng trứng, dạ dày, vú, tiền liệt tuyến, phổi... 

Bài báo cáo cập nhật các xét nghiệm sản phụ khoa của BSCKII Trần Thị Thu Nghĩa – Trưởng khoa Sản 3, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ nhận được nhiều sự quan tâm và thảo luận của đồng nghiệp tại Hội nghị tập huấn. 

Toàn cảnh Hội nghị tập huấn tại Phú Thọ ngày 15/10

Toàn cảnh Hội nghị tập huấn tại Phú Thọ ngày 15/10

Bên cạnh những kiến thức y khoa hữu ích, khách mời tham gia tiếp nhận những thông tin giá trị về Hệ thống Y tế MEDLATEC – cơ sở y tế hiện đã đang đáp ứng đầy đủ các xét nghiệm về sản phụ khoa nói trên. Đặc biệt, MEDLATEC là một trong số ít cơ sở y tế ngoài công lập ở nước ta thực hiện đa dạng các các xét nghiệm đột biến gene ung thư phụ khoa như ung thư vú (BACA1, BRCA1...), ung thư buồng trứng (STK11, BRCA1,...) và các bệnh ung thư phổ biến khác. 

Để dễ dàng, tiện lợi hơn cho các đồng nghiệp trong công tác chẩn đoán và điều trị, hoặc người dân có nhu cầu xét nghiệm thuận tiện, Hệ thống Y tế MEDLATEC có mặt trên cả nước phục vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi. Tại Phú Thọ, MEDLATEC Phú Thọ ở địa chỉ số 48 Hàn Thuyên, phường Tân Dân, thành phố Việt Trì luôn sẵn sàng hợp tác, phục vụ.  

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Chuyên gia chỉ ra giải pháp vàng giúp những “em bé ống nghiệm” chào đời khỏe mạnh

Sàng lọc tiền làm tổ trong quá trình thụ tinh ống nghiệm để mang thai đã khẳng định vai trò quan trọng giúp một thế hệ khoẻ mạnh về thể lực, sáng suốt về tinh thần được ra đời. Bằng những kinh nghiệm và nghiên cứu dày công, PGS.TS.BS.NGƯT Trần Văn Khoa - Chủ nhiệm Bộ môn Sinh học và Di truyền Y học, Học viện Quân y; Phó Chủ tịch Hội Di truyền Y học Việt Nam đã cập nhật những kiến thức hữu ích về vấn đề này tại Hội thảo trực tuyến số 5, do Hệ thống Y tế MEDLATEC tổ chức chiều nay (16/6).
Ngày 16/06/2023

Chuyên gia đầu ngành chia sẻ những bệnh di truyền nguy hiểm hàng đầu dễ dàng xác định bằng gen

Chiều ngày 9/6, Hội thảo trực tuyến số 4 về chuyên đề Bệnh lý di truyền, đa nhân tố, do Hệ thống Y tế MEDLATEC tổ chức, được trình bày bởi PGS.TS.BS Hoàng Thị Ngọc Lan - Phó Giám đốc Trung tâm Chẩn đoán trước sinh, Bệnh viện Phụ sản Trung ương; Giảng viên cao cấp Y sinh học - Di truyền, Bộ môn Y Sinh học - Di truyền, Đại học Y Hà Nội, chuyên gia Di truyền Hệ thống Y tế MEDLATEC tới hàng trăm bác sĩ và người dân trên toàn quốc tham gia trực tuyến.
Ngày 10/06/2023

1001 câu hỏi về bất thường bẩm sinh được giải đáp cặn kẽ bởi chuyên gia đầu ngành lĩnh vực Y sinh học - Di truyền

Nhóm bệnh lý bất thường bẩm sinh đứng hàng đầu trong các bệnh gây tử vong ở trẻ sơ sinh. Trong buổi hội thảo trực tuyến số 3 do Hệ thống Y tế MEDLATEC tổ chức chiều qua (2/6), PGS. TS Trần Đức Phấn - Chủ tịch Hội Di truyền Y học Việt Nam, với hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y sinh học - Di truyền đã cập nhật những kiến thức hữu ích, toàn diện về vấn đề này tới gần 600 bác sĩ cùng người dân tham gia.
Ngày 03/06/2023

Hội thảo online - Cập nhật dễ dàng kiến thức chuyên môn từ chuyên gia đầu ngành

Từ ngày 19/5/2023, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC chính thức tổ chức chương trình Hội thảo trực tuyến định kỳ hàng tuần, do các chuyên gia đầu ngành trong Hệ thống Y tế MEDLATEC và các chuyên gia tại các Bệnh viện đầu ngành trực tiếp báo cáo. Chương trình hứa hẹn thu hút sự quan tâm của gần 16.000 bác sĩ cộng tác viên và quý bác sĩ đồng nghiệp trên toàn quốc tham gia, cập nhật kiến thức, thông tin xét nghiệm chẩn đoán để góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Ngày 15/05/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp